Đi vòng mà không tắc là đỡ tốn xăng
Theo ông Lê Bình, trường Kỹ thuật Ứng dụng Hà Nội, với những chiếc xe ga sử dụng két nước (có bình nước làm mát) nếu đi chậm sẽ vô tình gây ra tình trạng nhiệt độ xe tăng cao dẫn đến tốn nhiên liệu hơn. Khi vận hành những chiếc xe ga có sử dụng két nước, bạn nên đi ở một tốc độ trung bình khoảng trên 40 km/h tùy mức độ an toàn cho phép của đoạn đường vận hành. Việc vận hành chiếc xe nhanh hơn một chút sẽ giúp lượng gió làm mát cho két nước được nhiều hơn và đỡ tốn nhiên liệu.
Trong khi đó, theo Thạc sỹ Hoàng Ngọc Thuyết, trưởng phòng Nghiên cứu ôtô xe máy, Đại học Sư phạm Hà Nội, không chỉ có xe máy dùng két nước mà tất cả các xe khi đi chậm đều tốn xăng. Đi chậm ở đây được hiểu là từ 5 – 10 km/h vì khi đi chậm, trục li tâm sẽ không hoạt động nối chuyển động cho bánh.
Khi đi đường nội thành, nên chọn đoạn đường ít tắc dù xa hơn chút ít so với đoạn đường bị tắc nhiều. Ví dụ, đoạn đường thẳng chỉ có 5 km nhưng tắc nhiều, còn đoạn đường vòng dài 7 km nhưng không tắc thì nên đi đoạn đường vòng.
Khi tắc đường, người lái phải đi chậm đồng nghĩa với tốn nhiên liệu hơn. Theo tính toán, nhiên liệu tiêu tốn khi tắc đường sẽ cao hơn từ 20 - 45% so với quãng đường không tắc. Một chiếc xe tiêu tốn 3 lít/100km thì nay tốn thành 5 lít.
Chăm vệ sinh xe
Các chuyên gia cho biết, nhiều người hiện có quan niệm sai lầm là mua xăng vào buổi sáng sẽ tiết kiệm xăng hơn buổi chiều. Về nguyên lý, xăng giãn nở khi nhiệt độ tăng nên suốt đêm xăng co lại, giảm thể tích, buổi chiều xăng nở ra. Tuy nhiên, cách tính mua xăng buổi sáng sẽ hời là đúng nhưng đó là cách áp dụng khi đổ xăng nhiều, còn đổ vào bình xăng xe máy thì hầu như không thay đổi. Vì nhiệt độ chênh nhau chỉ khoảng 2°C nên mức giãn nở không được nhiều, nếu bạn mua 1 lít thì chỉ giãn nở ra bằng phần nghìn. Điều này sẽ không có nghĩa lý gì để tiết kiệm xăng.
Ngoài ra, quan niệm nên đổ xăng khi còn 1/2 bình sẽ hời hơn khi xe đã cạn xăng cũng không chính xác. Theo quan niệm này giải thích, nếu để bình xăng thật cạn thì khi đổ xăng, dòng xăng chảy xuống sẽ gặp áp suất lớn hơn, làm cho xăng giãn nở thể tích. Khi xăng còn 1/2, khoảng cách từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp suất trong thùng xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.
Theo Thạc sỹ Thuyết, chính cách đi đúng tốc độ, đúng kỹ thuật như tránh phanh gấp, phanh nhiều, vệ sinh bầu lọc gió thường xuyên... mới tiết kiệm xăng, còn các cách trên không có tác dụng nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét